Lồng Chim
Lồng chim – thứ không thể thiếu đối với những người nuôi chim hiện nay. Chim đẹp thì phải ở lồng son đó là một trong những tiêu chí hàng đầu của người chơi chim, bất kể bạn nuôi chim gì cũng cần những chiếc lồng chim đẹp để nhốt những chú chim yêu quý của mình.
Chim Cảnh Mạnh Yến kết hợp với một số nghệ nhân làm lồng hiện nay để cho ra những chiếc lồng đẹp nhất, nhiều mẫu mã và chất liệu để các bạn có thể lựa chọn. Nhận đặt làm lồng theo yêu cầu của anh em, dưới đây là một số mẫu chúng tôi đã làm mời các bạn tham khảo, liên hệ với mình để được tư vấn mẫu mã và giá thành.
-
Lồng Chim Chào Mào Vuông Cao Báng Súng 23 Nan
Thêm Vào GiỏXem nhanh -
Lồng Chim Chào Mào Vuông Cao Lá Đề Bo Góc 23 Nan
Thêm Vào GiỏXem nhanh
Các loại lồng chim phổ biến hiện nay
Mỗi một loại chim sẽ tương ứng với một loại lồng khác nhau, nếu đã chơi chim bạn không thể lấy loại lồng của chim này mà nhốt loại chim khác được dù chức năng chính của lồng là để nhốt chim. Tuy nhiên chim hợp lồng thì nó mới tạo ra hết vẻ đẹp và khả năng của chú chim được vì thế mới có lồng chim chào mào, lồng chim khuyên, họa mi, cu gáy…
Cùng tìm hiểu những loại lồng phổ biến tương ứng với từng loại chim dưới đây.
Lồng chim chào mào
Lồng chào mào được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất ở Việt Nam đó là lồng vuông – có 2 loại chính đó là vuông đấu ( form thấp ) và vuông cao (form cao ) với kích thước phổ biến là 35, 37cm. Chất liệu đa số là bằng tre và gỗ tuy nhiên lồng gỗ ít phổ biến hơn.
Tùy vào sở thích của mỗi người mà mua hoặc đăt kích thước và form khác nhau, khi thi đấu thì form nào cũng được vì thế không phải cứ nhất thiết là lồng đấu mới đi đấu được. Hiện nay lồng chào mào rất đa dạng về mẫu mã, từ những lồng trơn đến lồng đục đẽo hoa văn phức tạp, giá rẻ từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đều có.
Lồng chim khuyên
Lồng dành cho chim khuyên đa số là lồng tang tròn để treo chơi và thi đấu, còn để bàn anh em hay dùng lồng vuông size nhỏ. Kích thước lồng tròn đa số hay dùng 22cm với tang tre hoặc tang dừa. Lồng khuyên đục đẽo khá nhiều ở phần chân và tag. Mình không chơi khuyên nên cũng không biết nên mô tả thêm về loại lồng này thế nào.
Lồng chim chích chòe
Chòe nói chung về cả chòe than vẫn chòe lữa – đa số là dùng lồng tang tròn với kích thước lớn hơn lồng khuyên. Nếu chòe than thì anh em hay dùng size tầm trên 35 là rộng rãi, còn với chòe lửa thì phụ thuộc vào bộ lông đuôi dài hay ngắn để tìm lồng cho phù hợp.
Lồng chim họa mi
Với mi thì cũng đa số dùng lồng tang tròn đối với cả mi hót và mi chiến nhưng khi nhìn lồng mi thì đa số sẽ nhận ra ngay lồng chuyên nuôi mi mà không nhầm lẫn với lồng chòe. Lồng mi đa số sử dụng loại nan to chắc chắn, cầu chuyên dụng sẽ là cầu gạo ( cầu sần sùi chứ k dùng cầu trơn ). Đặc trưng của lồng mi là sẽ có 2 kiếm ở cửa ( 2 thanh tre, trúc tròn dài ) trước chỉ lồng mi chiến mới có nhưng hiện nay đa phần lồng mi đều có.
Lồng họa mi cũng hay được các nghệ nhân làm theo 1 cặp trống – mái vì khi nuôi mi hót anh em thường nuôi thêm mi mái để kích trống, đặc điểm này hầu như không có ở những dòng chim và lồng chim khác.
Lồng chim cu gáy
Lồng cu gáy thường là các loại lồng tròn, quả đào hoặc bán nguyệt với kích thước nhỏ trên 30cm và thấp. Lông cu gáy có rất nhiều mẫu mã đặc biệt là phần cửa thường được các nghệ nhân làm rất kỳ công và tỉ mỉ.
Trên đây là mình giới thiệu sơ qua về một số loại lồng thông dụng được nhiều người chơi quan tâm hiện nay, còn đi sâu về lồng thì mình không có kinh nghiệm nên không dám viết nhiều. Các bạn có nhu cầu đặt lồng, mua lồng tham khảo những mẫu bên trên rồi liên hệ với mình, anh em nghệ nhân làm lồng mà mình hợp tác sẽ tư vấn cho các bạn những mẫu lồng ưng ý, phù hợp với kinh tế và nhu cầu của các bạn.