Tư vấn 24/7: 0985721994

https://www.facebook.com/ManhYenFarm

CHIM CHÀO MÀO BỊ TRÚNG GIÓ – Nguyên nhân, biện pháp chữa trị hiệu quả

Chim chào mào bị trúng gió là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong nếu bạn không phát hiện kịp thời, đây là một loại bệnh rất thường gặp ở các loại chim cảnh chứ không riêng gì chào mào. Vậy nguyên nhân vì sao chim chào mào trúng gió, biểu hiện như thế nào và cách chữa trị sao cho hiệu quả? Cùng Chim Cảnh Mạnh Yến tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

chim chào mào bị trúng gió

Nguyên nhân chim chào mào trúng gió?

Trúng gió hiểu đơn giản là bị gió độc xâm nhập vào trong cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ủ rũ và bỏ ăn. Với chim chào mào thì có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trúng gió và phần lớn hay bị ở thời điểm thay đổi thời tiết, giao mùa. Vì việc giao mùa dẫn tới gió mùa cũng thay đổi làm chim chưa kịp thích ứng với môi trường, nếu bạn treo lồng chim ở những nơi đầu gió thì việc trúng gió độc là khó tránh khỏi.

Một nguyên nhân khác đó là khi tắm cho chim xong thì bạn không cho nó phơi nắng hoặc để khô lông mà đã vội trùm áo lồng dẫn tới việc lông chưa khô hẳn dễ bị nhiễm gió lạnh. Bạn nên tắm chim vào buổi trưa sau đó cho chúng tắm nắng để bộ lông được khô ráo trước khi trùm áo lồng.

Biểu hiện của chim khi bị trúng gió?

Chim bị trúng gió nếu bạn để ý thì khá dễ phát hiện, nếu bạn thấy chim có một trong số những biểu hiện dưới đây thì khả năng chim đã bị trúng gió:

– Ngồi dù dù một chỗ, ít hoặc không bay nhảy, cụp mào.

– Mắt lim dim, không có sức đứng cầu hay ngồi ở góc lồng.

– Chim mệt mỏi, thấy người không bay nhảy như thường ngày.

Nếu phát hiện chim có những biểu hiện như thế, bạn hãy xử lý ngay để có thể cứu kịp thời chú chim của mình.

Cách trị bệnh trúng gió cho chim Chào mào hiệu quả

Đây là cách mình thường dùng khi phát hiện chim bị trúng gió và thấy khá hiệu quả, các bạn có thể tham khảo

Khi phát hiện chim bị trúng gió, việc đầu tiên là bạn trùm áo lồng lại, dọn phân cho sạch sẽ nếu đáy lồng có phân, thay giấy lót lồng mới. Đối với chim ở avi thì các bạn bắt ra và cho vào lồng sạch sẽ trùm áo lồng lại treo vào nơi kín gió.

Việc tiếp theo là bắt chim ra, vạch lông ở phần bên trên phao câu ra, để ý trên phần đó ( hay gọi là cục hôi ) sẽ có phần mủ màu sữa đậm vàng vàng, lấy cây kim nhỏ chọc và nặn phần mủ đó ra. Tiếp đến lấy dầu gió thoa vào chân, phao câu và nách của chim. Trước khi thả chim vào lồng các bạn nên nhỏ vài giọt dầu gió vào cầu đậu và đáy lồng, cuối cùng thả lại chim vào lồng và trùm áo lồng lại sau đó theo dõi thường xuyên.

Bạn nên bố trí cóng nước, hoa quả và cám chim chào mào đầy đủ để khi chim khỏe hơn có thể tự ăn, trong quá trình chim bị trúng gió bạn không nên nhét cho chúng ăn vì dễ ngạt và tắc vì khi đó chim yếu sẽ không nuốt được.

Thời gian này bạn không nên tắm, cứ để chim hồi phục lại khỏe hẳn mới tắm táp bình thường.

Một số lưu ý để tránh chim bị trúng gió

– Treo chim ở nơi kín gió, hoặc thoáng đãng nhưng không được treo nơi hút gió.

– Tắm xong để lông chim khô hẳn mới trùm áo lồng.

– Sau khi xử lý chim bị trúng gió nên dùng thuốc bổ để tăng sức đề kháng giúp chim nhanh khỏe lại.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc chim chào mào bị trúng gió và cách khắc phục hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được. Mình cũng hay làm theo cách này nếu không sử dụng thuốc, hiện tại thì một số dòng chim đột biến như chào mào bạch hay chào mào xám của mình khi bị trúng gió mình thường sử dụng các loại thuốc chuyên dụng dành cho chim trúng gió cũng như phục hồi nhưng nó không có nhãn mác nên cũng không biết giới thiệu đến anh em kiểu gì, anh em cần thì liên hệ qua mình để mình giới thiệu địa chỉ mua nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Website: https://chimcanhmanhyen.com/
Hotline / Zalo: 0985.72.1994
Facebook: https://www.facebook.com/ManhYenFarm ( Mạnh Yến )
Địa chỉ: Đội 2 Ngọc Lũ – Bình Lục – Hà Nam.

Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
X